Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
Mẹ để con nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt, xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé sau đó hút, lấy khăn lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, bạn giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Dòng nước muối sẽ sục đi tất cả đàm nhớt trong mũi, sau đó sẽ chảy xuống họng và gây tình trạng ói. Những lần đầu bạn cứ để bé ói ra hết dịch mũi, về sau bé sẽ quen và không ói nữa. Mẹ nên hút mũi cho bé khi đói để hạn chế việc bé nôn ói.
Những điều cần tránh khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
1, Dùng miệng hút mũi cho bé
Đây là cách làm mà bố mẹ có thể vô tình làm cho trẻ sơ sinh mắc phải các bệnh về đường hô hấp khác.Lý do vì trong miệng của người lớn của chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho bé. Các mẹ nên chú ý vệ sinh răng miệng cho mình trước khi làm việc này. Nếu mẹ đang mắc một trong các bệnh lây truyền qua đường hô hấp thì tuyệt đối không được hút mũi cho bé.
2, Vệ sinh mũi bằng nước muối quá nhiều
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh tiết ra một chất nhầy trong mũi, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, nếu rửa mũi bằng nước muối quá nhiều sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh
3, Nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé
Đây là cách đặc biệt nên tránh, thực tế, nước tỏi ép rất cay, vì vậy không phải trường hợp nào cũng dùng được phương pháp này. Hơn nữa niêm mạc của trẻ sơ sinh lại rất mỏng nên dễ xảy ra bỏng. Khi đó trẻ sẽ khó thở bằng mũi mà buộc phải thở bằng miệng, điều này dễ dẫn đến viêm họng, viêm phổi do không khí không được làm ấm